Thi công ép cọc bê tông bằng robot và dàn cơ
Trong sự phát triển kinh tế như hiện nay thì việc xây dựng các khu nhà cao tầng, khu chung cư là hết sức cần thiết. Tuy nhiên để đảm bảo yếu tố an toàn thì cần phải xây dựng móng vững chắc. Muốn có móng chắc cần ép cọc bê tông cho móng. Tuy nhiên lý giải kỹ hơn vấn đề này chúng ta hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.
-
Ép cọc bê tông là gì?
Là dùng những thiết bị tạo nên năng lượng tĩnh để đưa cây cọc bê tông xuống lòng đất theo tải trọng được thiết kế trước của phương tiện ép cọc.
-
Làm thế nào để có móng cọc vững chắc?
Nhiệm vụ của móng cọc là truyền tải trọng từ công trình xuống các lớp đất dưới và xung quanh nó. Móng cọc là một trong những loại móng được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Người ta có thể đóng, hạ những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu, nhờ đó làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho móng. Do vậy để có móng cọc vững chắc cần phải tiến hành ép cọc theo đúng thiết kế, đủ tải trọng thiết kế của công trình.
-
Các biện pháp thi công móng cọc
Như trên, chúng ta đã biết công đoạn làm móng cọc là 1 công việc quan trọng trong xây dựng công trình và phải được làm đầu tiên. Có rất nhiều phương pháp để làm móng từ những phương pháp thủ công cho đến những phương pháp tiên tiến hiện đại. Cho đến ngày nay có 3 phương pháp làm móng chủ yếu được áp dụng:
– Phương pháp đổ bê tông móng: áp dụng cho những công trình đơn giản, thấp tầng.
– Đóng cọc, ép cọc: là phương pháp áp dụng nhiều nhất cho nhũng công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp đặc biệt là các công trình nhà ở xây từ 3 tầng trở lên.
– Khoan cọc nhồi: áp dụng cho những tòa nhà lớn.
So với các phương pháp khác thì phương pháp làm móng bằng ép cọc bê tông rất an toàn và rẻ, có thể ép cho công trình nhỏ, lớn đều được, có thể áp dụng được trên những địa bàn chật hẹp.
Những ưu, nhược điểm của việc ép cọc bê tông:
– Ưu điểm:
+ Êm, không gây ra tiếng ồn, Không gây ra chấn động cho các công trình khác.
+ Khả năng kiểm tra chất lượng tốt hơn: từng đoạn cọc được ép thử dưới lực ép và ta xác định được sức chịu tải của cọc qua lực ép cuối cùng.
+ Thi công nhanh, gọn, biết được sơ bộ tải trọng khi ép cọc và giá thành không cao.
– Nhược điểm:
+ Không thi công được ở những nơi đường chật hẹp, vướng đường dây điện giăng hoặc phải đi qua đường cống vì xe cẩu, thiết bị, vật tư có tải trọng nặng cả 100 tấn tải và độ cao.
+ Thi công cọc ép cần phải có tài liệu địa chất tại nơi xây dựng để xác định chiều sâu chôn cọc.
Có thể bạn quan tâm
Nơi nào khó_Nơi đó có Hoàng Minh
Khỏi phải bàn cải về độ khó của một công trình ép cọc lô kẹp (3...
Công trình “Nhà văn hóa trung tâm thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định”
Công ty Hoàng Minh lại tiếp tục đánh dấu vào bề dày kinh nghiệm của...
Các câu hỏi thường gặp khi ép cọc bê tông
1. Ép cọc đến khi nào thì dừng? Điều kiện để dừng ép cọc là...
Khái niệm về ép cọc, ép cọc bê tông, cọc bê tông cốt thép.
Ép cọc bê tông đã và đang trở thành xu hướng xây dựng mới đảm bảo...
Ưu và nhược điểm của ép cọc bằng robot và dàn cơ
1. Ưu và nhược điểm của ép cọc bằng dàn cơ: Ép cọc bằng dàn...
Đề xuất không tăng lương tối thiểu vùng năm 2021
Trong dự thảo trình Chính phủ, Bộ LĐTB&XH cho biết nếu tiếp tục giữ mức...