Sản xuất và cung cấp cọc vuông BTCT và cọc vuông BTCT dự ứng lực
Công ty Hoàng Minh chuyên sản xuất và cung cấp cọc vuông BTCT và cọc vuông BTCT dự ứng lực. Liên hệ ngay hotline 0905 933 099 để được tư vấn miễn phí.
Cọc vuông bê tông cốt thép (BTCT) thường và cọc vuông bê tông cốt thép dự ứng lực (BTCT DƯL) thường sử dụng để tăng cường sức chịu tải của nền dưới móng các công trình, sử dụng làm nền móng cho các công trình dân dụng, nhà máy công nghiệp, tường bờ kè, cầu đường, cảng …
Cọc BTCT thường chịu tải trọng cao, chịu nén, uốn và chịu nhổ tốt hơn nên có thể dùng làm nền móng cho nhiều loại công trình khác nhau. Cọc vuông bê tông cốt thép dự ứng lực thường dùng cho cấu kiện chịu nén là chủ yếu.
Cọc được thiết kế và sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc có thể sản xuất theo yêu cầu của khách hàng cho từng dự án.
Ưu điểm
- Cọc được sản xuất và quản lý trong môi trường nhà máy nên chất lượng đồng đều và ổn định hơn so với đúc tại công trường.
- Thời gian thi công nhanh với số lượng lớn.
- Tải dọc trục cao, chịu được lực ngang lớn tránh rủi ro lớn khi thi công.
- Phù hợp với các công trình sinh ra tải trọng nhổ, tải trọng va đập.
Sản phẩm cọc vuông BTCT thường và BTCT Dự ứng lực được sản xuất theo dây chuyền hiện đại của nhà máy với máy móc thiết bị hiện đại, khuôn thép, sân lót tole, bảo dưỡng tốt … do đó cọc đạt chất lượng cao ổn định, đồng bộ và có thẩm mỹ cao. Khắc phục được các nhược điểm khi đúc ở công trường.
Mác Bê tông cọc 25 – 40 MPa cho phép cọc xuyên qua lớp đất cứng và thích dụng cho tất cả các công trình từ dân dụng đến công nghiệp. Bê tông mác cao chống ăn mòn trong môi trường xâm thực.
Chiều dài của sản phẩm được sản xuất linh hoạt theo tổ hợp của tim cọc. Giảm thiểu công tác bê tông tại hiện trường, lợi điểm đặc biệt tại các dự án đô thị.
Nối cọc: Mối nối được thiết kế có Momen kháng uốn tương đương với Momen kháng uốn thân cọc (nối hộp cọc, hay bằng măng xông).
Ngoài ra, Công ty Hoàng Minh còn sản xuất sản phẩm cọc vuông theo thiết kế định hình và theo thiết kế của khách hàng.
- Cọc vuông BTCT thông thường với tiết diện: 20x20cm, 30x30cm, 35x35cm, 40x40cm, 45x45cm.
- Chiều dài cọc thay đổi phù hợp vào từng công trình.
- Khả năng chịu tải lớn.
- Cốt thép sử dụng là cốt thép thường: Thép đai có 2 dạng (đai xoắn và đai rời), thép chịu lực (thép chủ) được bố trí theo trục dọc cọc.
Có thể bạn quan tâm
Nơi nào khó_Nơi đó có Hoàng Minh
Khỏi phải bàn cải về độ khó của một công trình ép cọc lô kẹp (3...
Công trình “Nhà văn hóa trung tâm thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định”
Công ty Hoàng Minh lại tiếp tục đánh dấu vào bề dày kinh nghiệm của...
Các câu hỏi thường gặp khi ép cọc bê tông
1. Ép cọc đến khi nào thì dừng? Điều kiện để dừng ép cọc là...
Khái niệm về ép cọc, ép cọc bê tông, cọc bê tông cốt thép.
Ép cọc bê tông đã và đang trở thành xu hướng xây dựng mới đảm bảo...
Ưu và nhược điểm của ép cọc bằng robot và dàn cơ
1. Ưu và nhược điểm của ép cọc bằng dàn cơ: Ép cọc bằng dàn...
Đề xuất không tăng lương tối thiểu vùng năm 2021
Trong dự thảo trình Chính phủ, Bộ LĐTB&XH cho biết nếu tiếp tục giữ mức...